Trang chủ / Ưu đãi - Khuyến học / Khuyến học, khuyến tài trong các trường học cần được đẩy mạnh

Khuyến học, khuyến tài trong các trường học cần được đẩy mạnh

Khuyến học là truyền thống quý báu có từ xa xưa của dân tộc, của nhân dân Việt Nam. Truyền thống khuyến học khuyến tài gắn liền với câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nhưng trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu Khuyến học khuyến tài là gì.

Học sinh vượt khó học giỏi
Học sinh vượt khó học giỏi
  1. Khuyến học, khuyến tài là gì?

Khuyến học là khuyến khích việc học, khuyến khích người tài, khuyên bảo, hướng dẫn, giúp đỡ, khích lệ việc học, tạo điều kiện học tập, vận động các nguồn lực để tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người được học và tự học. Bất kể là học chữ hay học nghề, góp phần xây dựng một xã hội học tập.

Ở Việt Nam, Hội khuyến học, khuyến tài  hay còn gọi là Hội Khuyến học Việt Nam chính thức ra đời vào năm 1996. Đến nay đã qua 5 kỳ đại hội với 21 năm xây dựng và hội đã ngày một trưởng thành hơn.

Hội khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội tâm huyết với sự nghiệp trồng người, với phong trào toàn dân học tập, giáo dục, vì một xã hội văn minh, nhằm nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đất nước.

Tại hội nghị “Phát triển khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các trường đại học, cao đẳng” tổ chức ngày 23/5/2017 tại Hà Nội, Nguyên phó chủ tịch nước, chủ tịch hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cho biết, nhu cầu học tập của người dân ngày càng phát triển, bất kể là học ở nhà trường hay học ngoài thực tế, phi chính quy và chính quy. Nhu cầu học tập của toàn xã hội ngày một phát triển. Các trường đại học, cao đẳng cũng nên nắm bắt cơ hội để tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh các dịch vụ giáo dục, đào tạo tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Bà Nguyễn Thị Doan phát biểu tại buổi lễ
Bà Nguyễn Thị Doan phát biểu tại buổi lễ

Hiện nay, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động khuyến học trên toàn quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, 100% tỉnh thành quận huyện; 99% xã phường thị trấn đã có tổ chức khuyến học. Qua số liệu khảo sát 549 trường (215 trường đại học, 334 trường CĐ) cho thấy, hiện nay đã có 158 trường thành lập tổ chức khuyến học (chiếm 28, 8%) với nhiều Hội Khuyến học trường, Chi hội khuyến học trường, Ban Khuyến học trường, . . .

Sau hơn 17 năm kể từ khi thành lập, chương trình học bổng đã trao tặng cho hơn 2. 400 sinh viên với sự tài trợ của hàng chục tập đoàn và công ty với tổng số tiền 21 tỷ đồng cho các em học sinh sinh viên đang mong chờ khóa học ưu đãi.

2. Thành tựu của hội khuyến học cơ sở trong các trường đại học, cao đẳng là:

  • Trở thành nòng cốt trong việc phối hợp các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Đẩy mạnh các chương trình tư vấn trên các diễn đàn tuyển sinh edu, trên các phương tiện truyền thông, nhằm giúp các học viên có được lựa chọn sáng suốt nhất, giúp các cơ sở giáo dục có thể tìm thí sinh cho khóa học.
  • Đưa ra nhiều khóa học ưu đãi, và chương trình miễn giảm học phí nhằm khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường. Vận động toàn thể nhân dân tích cực học tập, học suốt đời, nhằm nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn để góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
Ngày hội khuyến học
Ngày hội khuyến học
  • Vận động các gia đình và tổ chức, cùng các cơ sở giảng dạy động viên, chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần của thầy cô, nhà trường, gia đình và xã hội, kết hợp thực hiện phong trào khuyến học , học kết hợp với hành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Các trường đại học, cao đẳng hiện nay thực hiện nhiều chương trình quảng bá, tư vấn tuyển sinh giúp các em tìm khóa học ngắn hạn, dài hạn, đưa ra nhiều chương trình khuyến học như đưa ra các chương trình học bổng và nhiều khóa học miễn phí , hơn nữa để tạo điều kiện học tập cho cả những học viên có hoàn cảnh khó khăn.
  • Tư vấn, thẩm định, phản biện theo quy định của pháp luật về chất lượng giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của các nhà giáo dục và phụ huynh học sinh. Kiến nghị với Đảng, các cơ quan thẩm quyền của ngành Giáo dục và Đào tạo về các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, hình thành xã hội học tập toàn diện.

3. Các phong trào khuyến học khuyến tài trên các tỉnh thành điển hình trong năm học 2017 – 2018

  • Năm nay, tại Trường đại học Sư phạm TP. HCMcó hơn 580 sinh viên khó khănđược hội khuyến học TP. HCM trao học bổng 1 & 1 (học bổng do 1 đơn vị/ cá nhân tài trợ cho 1 học sinh/ sinh viên) với tổng số tiền hơn 1, 8 tỷ đồng. Bà Lê Minh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TP nhận định, chương trình học bổng khuyến tài thực sự là một hoạt động tích cực trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho xã hội.
  • Ngày 1/2 Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo và Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình Tết khuyến học đã trao 26 suất học bổng từ quỹ khuyến học khuyến tài Lê Khả Phiêu cho các em vượt khó học giỏi; 20 suất học bổng Doãn Tới cho 20 em. Được biết, 1 suất học bổng Lê Khả Phiêu trị giá 5 triệu đồng và 15 phần thưởng từ quỹ; mỗi suất Doãn tới trị giá 5 triệu đồng.
Tết khuyến học
Tết khuyến học
  • Ngày 9/4 Hội Khuyến học TP. Đà Nẵng cùng với Tổ chức từ thiện Ý Care The People trao học bổng cho 7 sinh viên và 68 học sinh các cấp. Mỗi suất trị giá 1 triệu đồng. Được biết, Hội khuyến học TP và tổ chức từ thiện này đã cấp học bổng gần 14 năm với tổng số tiền gần 6 tỷ đồng.
  • Ngày 26/10, Hội Khuyến học TP Cần Thơ cùng với công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ Phú Hưng trao trao 60 suất học bổng cho 60 em học sinh nghèo đạt thành tích tốt đến từ trường tiểu học Lê Quý Đôn và THCS Chu Văn An tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ. Mỗi suất trị giá 1,5 triệu đồng.
  • Bên cạnh đó phong trào khuyến học khuyến tài ở các tỉnh vùng cao cũng sôi nổi không kém. Sáng 2/6, hội khuyến học cùng với Ban dân tộc TP Hà Nội đã trao 100 học bổng cho 70 học sinh nghèo vượt khó và 30 người lao động sáng tạo của 5 huyện thuộc vùng dân tộc của thành phố Thủ đô.
  • Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Vinh cùng các cán bộ Hội Khuyến học đã vận động và tuyên truyền nhân dân tham gia. Hiện, thành phố Cao Bằng đã có hơn 60% gia đình trở thành gia đình hiếu học, với trên 5000 hộ đạt chuẩn, mỗi năm huy động được khoảng 800 triệu đồng. Trong 5 năm qua hội đã tổ chức khen thưởng và trao học bổng cho hơn 36 nghìn học sinh với tổng giá trị 1,8 tỷ đồng. Điều này rất cần thiết đối với các học sinh vùng cao đang cần tìm các khóa học giảm giá cho mình.

Sở dĩ có được những thành tựu trên là tính khả thi, cấp thiết của việc học, do nhu cầu nhân lực chất lượng của nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta, và do tinh thần đoàn kết, nhất trí, luôn luôn đặt lợi ích của thế hệ trẻ, tương lai dân tộc lên hàng đầu, ước muốn tạo cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân. Bên cạnh đó, cũng không thể không kể đến truyền thống hiếu học và tinh thần cầu tiến của nhân dân ta. Do đó chúng ta càng có niềm tin rằng công cuộc khuyến học, khuyến tài của nước ta sẽ càng lớn mạnh, trình độ dân trí ngày một cao, đưa nước ta sánh vai cùng cường quốc năm châu.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *