Trang chủ / Hợp Tác Tuyển Sinh / Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Trong sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa cùng với những bước tiến nhanh và vượt bậc của nền giáo dục trong những năm gần đây, vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng được quan tâm sâu sắc. Đặc biệt là ngay từ những công tác tuyển sinh đầu tiên, các nhà tuyển dụng đã có xu hướng hướng các thí sinh của mình đến với những doanh nghiệp, những công ty  nhờ vào các quy định liên kết đào tạo để một phần nào đó giúp các bạn học sinh sinh viên an tâm hơn trong quá trình học tập.

Tình hình liên kết đào tạo trong giáo dục và nhà tuyển dụng

Trong những năm qua, vấn đề trong công tác liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, công ty đã trở nên “nóng” hơn bao giờ hết và đã thu hút một lượng lớn sự quan tâm của dư luận khi nói về mối quan hệ này. Rõ ràng là các doanh nghiệp, các công ty lớn hay các tập đoàn quốc gia đều than thở rằng không có đủ nguồn nhân lực để tuyển dụng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo với quy mô bài bản, đúng quy trình và đáp ứng được nhu cầu công việc của họ. Hơn nữa, các công ty doanh nghiệp ấy lại khẳng định rằng họ bắt buộc phải tuyển dụng “đại” để đáp ứng được số nhân viên viên trong công ty, và sau khi tuyển dụng, họ lại bắt đầu công tác đào tạo lại một lần nữa theo đúng tiêu chuẩn mà họ đặt ra.

Còn đối với sinh viên, kiến thức chuyên môn thì có đấy, kinh nghiệm thì cũng ở mức cơ bản chấp nhận được, học lực cũng ở mức khá giỏi, nhưng họ không thể tự liên kết với doanh nghiệp qua các công tác liên kết đào tạo, vì những yêu cầu tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp luôn khiến cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường phải “chới với” và “hoang mang”, và luôn không được nhắc đến trong tin tuyển sinh của ngành nghề.

Sinh viên với nỗi lo âu về vấn đề tuyển dụng
Sinh viên với nỗi lo âu về vấn đề tuyển dụng

Về phía nhà trường, luôn có những giải pháp tuyển sinh toàn diện, đào tạo theo đúng chuẩn cơ bản, đáp ứng đầy đủ số tín chỉ đào tạo trong quá trình học tập của sinh viên, luôn tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi trải nghiệm và thực tập tìm kiếm kinh nghiệm, nhưng thật sự nhà đào tạo thiếu đi những giải pháp tuyển sinh hiệu quả ngay từ đầu, không biết và không nắm rõ được các công ty doanh nghiệp cần gì, yêu cầu tối đa cho sinh viên sau tốt nghiệp như thế nào. Dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và cho rằng doanh nghiệp còn thiếu những trọng trách cũng như trách nhiệm đối với nguồn lực tri thức mà họ sẽ cần trong tương lai.

Liên kết đào tạo – một nhu cầu tất yếu giữa nhà đào tạo và doanh nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp và thất nghiệp chỉ vì thiếu kỹ năng yêu cầu từ nhà tuyển dụng, hoặc doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải bỏ ra thêm một khoảng chi phí khổng lồ để đào tạo nguồn nhân lực trước khi sử dụng thì quả thật đây là một sự lãng phí vô bổ. Nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Tại sao các công ty và doanh nghiệp không chủ động liên kết đề nghị những thư mời hợp tác đào tạo đầu tư ngay khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, cùng nhà trường chung tay chăm lo cho quá trình đào tạo sinh viên để tránh những bất cập tiêu cực, liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp một cách chặc chẽ?

Công tác đào tạo đáp ứng tiêu chí thực hành
Công tác đào tạo đáp ứng tiêu chí thực hành

        Việc gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao có thể nói là một mục tiêu đi đầu trong khuynh hướng phát triển của xã hội nói riêng cũng như quốc gia nói chung. Công tác này nên được đẩy mạnh và xúc tiến mạnh mẽ ngay từ những phương pháp tuyển sinh hiệu quả đầu tiên để nhằm giải quyết vấn đề việc làm, nạn thất nghiệp nghiệp và đặc biệt để phục vụ cho việc đào tạo kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tập nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện chất lượng nguồn lao động cho các công ty doanh nghiệp thông qua các hợp đồng liên kết đào tạo dài hạn.

Phát huy tối đa công tác liên kết đào tạo

Trước nhất, đối với nhà trường, phải tăng cường công tác khuyến học , tư vấn và sửa đổi nội dung chương trình đào tạo phù hợp với những tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra. Góp phần nâng cao và cải thiện trình độ chuyên môn cho thí sinh. Tổ chức cho thí sinh những nghiên cứu, những buổi trò chuyện hay hội thảo để trao đổi chung về các thông tin, nhu cầu lực lượng lao động đối với từng ngành nghề đào tạo, từng công ty doanh nghiệp trong tương lai để thí sinh có thể nắm bắt một cách cụ thể.

         Hơn nữa, nhà trường cũng nên nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc tìm thông tin thí sinh phù hợp với khóa học đào tạo. Tăng cường mở rộng đầu ra cho người học sau khi tốt nghiệp bằng cách chủ động liên kết đào tạo với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn cũng như duy trì sự liên kết hợp tác trong thời gian lâu dài, từ đó có thể nâng cao chất lượng uy tín của trường đào tạo trước một lượng lớn những trường đào tạo tràn lan và không cam kết chất lượng ở đầu ra.

Nhà đào tạo chuyên trách cùng thí sinh trình độ cao
Nhà đào tạo chuyên trách cùng thí sinh trình độ cao

Đối với các doanh nghiệp công ty, khi hơp tác liên kết đào tạo với các nhà đào tạo, các doanh nghiệp này có lẽ sẽ yên tâm phần nào đó về nguồn nhân lực vững chắc và chất lượng thông qua các hợp đồng hợp tác đào tạo được kí kết. Không phải tiêu tốn những khoản chi phí vô ích để đào tạo lại. Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ năng lực của sinh viên thông qua những khoảng thời gian mà sinh viên thực tập tại doanh nghiệp. Từ đó có thể dễ dàng chọn lựa ra những ứng viên tốt hơn, có chất lượng đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ cao, kĩ năng tốt…và giải quyết được vấn đề lao động hay nguồn nhân lực trong xã hội. Nếu sinh viên còn có những thiếu sót hay những yếu tố bất cập, doanh nghiệp có thể bổ sung và trao đổi trực tiếp với trường đào tạo tại các quy chế liên kết đào tạo để trường đào tạo có phương hướng khắc phục và giải quyết ngay từ khi bắt đầu công tác tư vấn tuyển sinh đầu vào.

Đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp, chắc chắn rằng họ sẽ có cơ hội lựa chọn những địa điểm cũng như những doanh nghiệp thực tập thích hợp với bản thân nhờ các hợp đồng hợp tác đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp . Từ đó dễ dàng phát triển bản thân và nắm bắt được những xu hướng nghề nghiệp, môi trường làm việc thực tế, và những kĩ năng giải quyết các vấn đề xã hội.

Nguồn lao động chất lượng đầu ra đảm bảo
Nguồn lao động chất lượng đầu ra đảm bảo

Sinh viên sẽ trở nên linh động và hoạt náo hơn trong các kĩ năng xã hội cũng như các kĩ năng mềm trong công việc. Sinh viên cũng có thể bổ sung những kĩ năng mềm cần thiết qua việc tìm khóa học trực tuyến ứng với khả năng mềm cần được đào tạo của mình. Quá trình thực tập và kiến thực tại các doanh nghiệp có thể giúp sinh viên mở rộng được mối quan hệ của mình, hỗ trợ cho công tác tìm việc làm sau này, giúp sinh viên tự tin hơn, làm tốt nhiệm vụ trong quá trình thực tập hơn, và nếu như sinh viên có thể đạt đến một tính chuyên môn xuất sắc, một trình độ kĩ năng nhất định, các doanh nghiệp sẽ chủ động mời sinh viên ở lại chính doanh nghiệp đó làm việc chính thức với những vị trí tốt và mức thu nhập khá hấp dẫn.

Tóm lại, công tác liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp nên được tiến hành và phát huy tại các trường cũng như cơ sở đào tạo để có thể giải quyết được những bất cập và khó khăn trong thị trường nguồn lao động hiện tại ở Việt Nam.  Có như thế, nền kinh tế ở nước ta mới có thể sánh vai kịp với các nước trong khu vực đông nam á, châu á, và các quốc gia trên thế giới. Và có thể kéo théo sự phát triển của giáo dục đào tạo chất lượng cao hơn khi những năm sắp tới, thị trường lao động tại đông nam á có sự chuyển biến chuyển dịch tự do giữa các quốc gia như: Thái Lan, Việt Nam, Lào, Singapore, Malaysia, Indonesia…

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *