Trang chủ / Trao Đổi Kinh Nghiệm / Kinh nghiệm tuyển sinh học nghề trong thời kì xã hội dư thừa nguồn lao động chất xám

Kinh nghiệm tuyển sinh học nghề trong thời kì xã hội dư thừa nguồn lao động chất xám

Lâu nay, trường nghề luôn được xem là sự lựa chọn “bước đường cùng” của học viên. Tâm lý sinh viên cũng như xã hội luôn coi trọng bằng cấp đại học hơn là học nghề, đó chính là một bức tường vô hình khổng lồ dẫn đến công tác tuyển sinh của đa số các trường đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi nhìn lại, hầu hết các trường đào tạo nghề dường như vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm trong công tác kinh nghiệm tuyển sinh học nghề. Vậy làm sao để có thể thực hiện công tác tuyển sinh một cách có hiểu quả?

Thí sinh với nỗi băn khoăn trong con đường tương lai
Thí sinh với nỗi băn khoăn trong con đường tương lai

Thực trạng tuyển sinh học nghề đầy “hoang mang”

Đối với một số trường đào tạo nghề, mỗi mùa tuyển sinh là mỗi mùa thiếu chỉ tiêu. Vấn đề tuyển sinh học viên học nghề năm nào cũng phải đau đầu vì lượng chỉ tiêu luôn ở mức thấp. Có những trường nghề mà số lượng thí sinh đầu vào thấp tới mức thê thảm, chỉ với vài chục học viên. Để giải quyết thực trạng tồi tệ này, đòi hỏi bản thân chính trường dạy nghề phải thay đổi bằng cách đặt ra những chiến lược quan trọng trong từng giai đoạn tuyển sinh. Nói cách khác, đó chính là kinh nghiệm và sáng kiến trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh.

Một trong những trường nghề có kinh nghiệm tuyển sinh lâu đời
Một trong những trường nghề có kinh nghiệm tuyển sinh lâu đời

Kinh nghiệm làm tư vấn tuyển sinh và công tác tuyển sinh kịp thời

Công tác tuyển sinh sẽ là quá trình cực kì quan trọng mà cán bộ tuyển sinh cần phải nắm bắt một các rõ ràng và cụ thể. Người tuyển sinh cần phải tìm hiểu những yêu cầu cũng như những xu hướng hướng nghiệp về những thay đổi của quá trình tuyển sinh mỗi năm. Bên cạnh người tuyển sinh cũng nên nắm rõ tình trạng xu hướng phát triển tại địa bàn để từ đó có cơ sở nền giúp cho việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo sát hơn với nhu cầu thực tế của xã hội.
Ngoài ra, luôn luôn có những câu hỏi rất quen thuộc trong quá trình tuyển sinh, cá nhân tuyển sinh nên chuẩn bị tất cả những nội dung liên quan đến buổi tuyển sinh để có thể phản đáp cũng như tư vấn một cách chính xác, chi tiết và chuyên nghiệp. Nếu có thể bằng cách sử dụng những sáng kiến dựa trên kinh nghiệm tuyển sinh học nghề, hãy liệt kê những thông tin dữ liệu của những cơ sở doanh nghiệp đào tạo mà trường nghề có liên kết hoặc liên quan. Công tác này khá là quan trọng cần phải có, đặc biệt là trong kinh nghiệm tuyển sinh đào tạo nghề.

Một buổi tư vấn tuyển sinh học nghề
Một buổi tư vấn tuyển sinh học nghề

Chú ý rằng trong quá trình tuyển sinh đào tạo nghề, đa số thí sinh sau khi đã xác định nghành nghề mong muốn được đào tạo nhưng vẫn còn băn khoăn lo lắng trong quyết định. Chính ngay lúc này, chỉ có cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh mới có thể là người định hướng và giái đáp hỗ trợ các thí sinh có thể chọn ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp với năng lực, với khả năng cũng như với trình độ giáo dục của bản thân. Đây là vấn đề cực kì quan trọng được cân nhắc đối với kinh nghiệm đi tuyển sinh để có thể tránh những vấn nạn về nguồn lao động của xã hội là đào tạo không đúng với khả năng và không đảm bảo được chất lượng học viên ở đầu ra.

Giải pháp nào là tối ưu cho những sáng kiến kinh nghiệm tuyển sinh?

Việc tìm kiếm các giải pháp tuyển sinh toàn diện để đạt được hiệu quả cao đang là một trong những yếu tố được quan tâm đặc biệt bởi các trường nghề cũng như các trung tâm đào tạo nghề trên phạm vi toàn quốc.

1. Cán bộ và đội ngũ tuyển sinh chuyên trách

Cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh là một bộ phận có ảnh hưởng không nhỏ và trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của quá trình tuyển sinh trong trường nghề. Để nắm rõ những thông tin thí sinh một cách chính xác, trực tiếp trao đổi tư vấn với thí sinh… những cán bộ tuyển sinh và những nhà đào tạo phải được nâng cao kiến thức cũng với vai trò trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng tuyển sinh.

2. Nâng cao chất lượng và uy tín của trường nghề

Không ai khác mà chính là các học sinh, sinh viên đang theo học tại trường, họ phần lớn chính là những “ tuyên truyền viên”, có sức ảnh hưởng khá lớn đến uy tín nhà trường và tâm lí của những tân sinh viên cũng như các bậc phụ huynh.

Một đội ngũ cán bộ tuyển sinh chuyên trách
Một đội ngũ cán bộ tuyển sinh chuyên trách

Ở một khía cạnh khác, trường đào tạo nên xây dựng và mở rộng những mối quan hệ hợp tác lâu dài với các tổ chức và doanh nghiệp địa phương. Họ chính là các đối tượng đầu tiên mà sinh viên quan tâm một cách đặc biệt khi lựa chọn trường nghề uy tín để học. Nếu xây dựng được các mối quan hệ này, các tổ chức doanh nghiệp chắc chắn sẽ là cánh tay phải đắc lực cho nhà trường trong công tác tuyển sinh học nghề và quảng bá thương hiệu trường nghề.

3. Công tác quảng bá với thông tin đầy đủ và mức độ lan tỏa rộng

Nhằm đưa thông tin tuyển sinh đến đúng đối tượng, các trường nghề nên tăng cường các hình thức quảng bá hữu dụng để thông tin được lan truyền một cách rộng rãi. Các hình thức bao gồm: sử dụng các dịch vụ quảng cáo banner phát mẫu tờ rơi, quảng cáo tuyển sinh trên báo đài; quảng bá thông tin thông qua các trang mạng xã hội, trang mạng giáo dục trực tuyến, hỗ trợ tư vấn tuyển sinh online, ngày hội tư vấn tuyển sinh…

Tuyên truyền viên phát huy công tác tuyển sinh thông qua những tờ rơi
Tuyên truyền viên phát huy công tác tuyển sinh thông qua những tờ rơi

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm tuyển sinh học nghề cũng như giải pháp dành cho công tác tuyển sinh hiệu quả, giúp các trường, các trung tâm đào tạo nghề có một cái nhìn bao quát về thực trạng tuyển sinh hiện nay và nhanh chóng có những thay đổi cần thiết trong và ngoài để phù hợp với những tiêu chí ngày càng đa dạng của các học viên.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *